0372 141 868

DMCA.com Protection Status

Ý nghĩa chữ phúc trong tranh thêu chữ phúc

By Tranh Thêu Tay Huế | HOẠT ĐỘNG

Jan 01
tranh-theu-chu-phuc-1536

Ý nghĩa chữ phúc trong tranh thêu chữ phúc

Bạn thân mến!

Vào dịp khai trương bạn thường thấy người ta tặng nhau tranh thêu chữ phúc, vào dịp năm mới người ta cũng thường mua hay được tặng tranh thêu chữ Phúc, tân gia người ta cũng tặng nhau tranh thêu chữ Phúc… vô vàng dịp bạn thấy tranh thêu chữ Phúc hiện diện.

Vậy bạn có thắc mắc rằng tại sao tranh thêu chữ Phúc được chọn nhiều vậy? Ý nghĩa của bức tranh thêu chữ phúc là gi ? Vì sao nên treo tranh thêu chữ phúc trong nhà ? Để hiểu được điều này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu chữ Phúc và ý nghĩa của nó nhé.

Tranh thêu hoa mai kết hợp chữ thư pháp Phúc ms 9014

Tranh thêu hoa mai kết hợp chữ thư pháp Phúc ms 9014

tranh thêu chữ phúc

Tranh thêu chữ phúc

Chữ PHÚC được nhắc đến rất  nhiều trong đời sống hằng ngày và chúng ta cũng nghe nhiều những câu như “con hơn cha là nhà có phúc”, nhà nào gặp chuyện gì may mắn thì người ta gọi “nhà ấy có phúc”. Thậm chí những chuyện xui xẻo như tai nạn đại hoạ chết hụt thì người ta cũng bảo nhà ấy “phúc đức ba đời”…

Tranh thêu chữ phúc ms 8469

Tranh thêu chữ phúc ms 8469 thêu cành đào chữ Phúc và câu thơ “Phúc ấm ngàn đời cây trổ lộc, đức dày muôn thuở nhánh đơm hoa”

Đại ý của chữ phúc là may mắn, điều tốt lành, yên vui. Chữ Phúc cũng chỉ sự may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc. Mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục vậy nên chúng ta thường hay treo nhiều chữ phúc trong nhà hoặc nơi làm việc để cầu phúc đức, may mắn.

Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán, dường như nhìn đâu cũng thấy chữ phúc được thể hiện theo lối tượng hình Hán tự 福: trên bàn thờ gia tiên, nơi mâm ngũ quả, trong tờ lịch treo tường hoặc cánh thiệp đầu xuân…

Tranh thêu chữ phúc ms 8470

Tranh thêu chữ phúc ms 8470 thêu hoàn toàn bằng tay  , cành đào thêu chữ phúc kèm câu đối “gia đình vạn sự bình yên, tài vô lộc đến phúc duyên tràn đầy”

Ngoài ra người ta còn dùng những kiểu chơi chữ khác như tranh điêu khắc chữ phúc, tranh thư pháp chữ phúc, đặc biệt là TRANH THÊU CHỮ PHÚC… Treo trong nhà và phòng làm việc để cầu phúc đến quanh năm. Phúc luôn kề cận, phúc mang lại may mắn thuận lợi. Bức tranh thư pháp CHỮ PHÚC là một món quà ý nghĩa dành tặng bạn  bè người thân đôi tác (đặc biệt là người Á Đông ).

tranh thêu chữ phúc

Tranh thêu chữ phúc

Trong quan niệm cổ truyền của gia đình người Việt, chữ Phúc có vị trí quan trọng hàng đầu. “Phúc” có nghĩa là “thuận lợi”, “đồng thuận”. Thuận có nghĩa là từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài đều thông suốt, không có gì trở ngại. Trên thuận trời đất, dưới thuận vua tôi, dưới nữa thuận cha mẹ, con cái. Đời sống tinh thần bên trong và đời sống vật chất bên ngoài đều thuận lợi không có gì trắc trở, như vậy gọi là thuận, là Phúc .

Tranh thêu chữ phúc ms 8471

Tranh thêu chữ phúc vàng ms 8471 ” gia đình vạn sự bình yên , tài vô lộc đến phúc duyên tràn đầy “

Thuận lòng người đó là một phúc lớn mà ai ai cũng mong cầu! “Nhà có phúc” là ước vọng, là niềm vinh dự của người Việt Nam. Vì lẽ đó, cứ Tết đến xuân về, người ta thường viết chữ “phúc” trên một tờ giấy đỏ vuông dán ngoài cửa và xem như là một lá bùa chúc tụng điều may mắn trong năm. 

Tranh thêu chữ phúc ms 8472

Tranh thêu chữ phúc ms 8472 – Phúc sinh lễ nghĩa gia đình thịnh

Cùng một chữ phúc, song cũng có lắm cách trình bày: nào kiểu chân, kiểu lệ, nào hành thư, thảo thư… Chữ phúc lần hồi được hiểu là “điều tốt lành” hoặc “việc may mắn” như Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh đã giải thích.

Do đó, nhiều kết hợp từ có yếu tố phúc nhằm chỉ sự vui vẻ, no ấm, an lành: phúc đức, phúc ấm, phúc tinh, phúc hạnh, hạnh phúc, hồng phúc, diễm phúc, v.v. (Lưu ý rằng trong từ Hán – Việt còn mấy chữ phúc đồng âm dị nghĩa không xét đến ở đây)

Tranh thêu chữ phúc ms 8473 – Phúc như đông hải mãi trường lưu

Kì lạ là đa phần ta hay nhìn thấy chữ phúc lộn ngược, chúng được viết ngược hay treo ngược. Ngày Tết, có nhà dán hoặc treo chữ phúc Hán tự lộn ngược, nhất là nhà bà con dân tộc Hoa. Dĩ nhiên, không thể bảo họ mù chữ… Hán. Cũng chẳng phải họ sơ ý đâu. Thực chất, đây là một phong tục độc đáo và có nhiều cách giải thích khác nhau, ví như điển tích từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược.

Chuyện kể rằng chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái tử Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên những cửa chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái tử nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này.

Quan phủ lý vốn là người giàu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là chữ phúc đảo, 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo 到, nghĩa là tới.

tranh-theu-chu-phuc-1531

Tranh thêu chữ phúc

Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng qua phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.

Tranh thêu chữ phúc thư pháp

Tranh thêu chữ phúc thư pháp – Phúc mãn đường niên tăng phú quý, Đức lưu quang nhật tiến vinh hoa

Trên phương diện ngôn ngữ, đây lại là lối “chơi chữ” đặc sắc dựa theo tính chất đồng âm. Chữ phúc lộn ngược gọi là gì ? Phúc đảo. Tiếng Bắc Kinh đọc là phú dào, y hệt như… phúc đáo, nghĩa là “điều tốt, vận may đến”. Đầu năm đầu tháng (hoặc làm lễ khai trương cửa hiệu, ăn mừng tân gia, v.v.), hỏi ai chẳng mong “bồng ông Phúc vào nhà” như vế đối Nguyễn Công Trứ:

“Chiều ba mươi, nợ réo tít mù,

 co cẳng đạp thằng “Bần” ra cửa.

 Sáng mồng một, rượu say túy lúy,

giơ tay bồng ông “Phúc” vào nhà.”

Mà có mấy ông Phúc tất cả ?  Có ai đấy bảo rằng có 3 ông tạo thành “bộ tam” Phúc – Lộc – Thọ. Song, dịp Tết, sao lại thấy nhiều nhà dán “xuân liên” trước cửa đề Ngũ Phúc lâm môn – tức năm ông Phúc ghé thăm?

Khái niệm ngũ phúc được các từ điển giảng giải không thống nhất. Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh cắt nghĩa: “Năm thứ hạnh phúc: phú, quý, thọ, khang, ninh”. Phú là giàu. Quý là sang. Thọ là sống lâu. Khang là mạnh khỏe. Ninh là bình an.

tranh-theu-chu-phuc-1542

Tranh chữ phúc được thêu tay truyền thống

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cũng giải thích như thế. Nhưng tự điển của Bửu Kế thì nêu khác: thọ (sống lâu), phú (giàu có), khang ninh (mạnh khoẻ bình an), du hảo đức (đức tốt lâu dài), khảo chung mệnh (chết già, chứ không phải chết non hoặc chết vì tai nạn). Đây lại là quan niệm dựa theo thiên “Hồng phạm” trong Kinh thư.

Thật tình, bản tính con người vốn tham lam, cho nên khái niệm ngũ phúc có thể phát triển thành thập phúc, bách phúc, vạn phúc hoặc… hằng hà sa số phúc e vẫn chưa thoả mãn! Chẳng phải ngày Xuân, thiên hạ vẫn chúc nhau phúc đẳng hà sa (phúc nhiều tựa cát sông) đấy ư?

Thư pháp chữ phúc được đưa vào tranh thêu

Thư pháp chữ phúc được đưa vào tranh thêu

Mọi người đều biết rằng hiện tượng “viết chệch, đọc lệch” từng xuất hiện trong lịch sử do kiêng húy. Chữ phúc bị kiêng, thoạt tiên từ thời Tây Sơn. Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng (1797 – 1864) có đoạn: “Xã tôi xưa gọi là Long Phúc, vì Nguyễn Huệ có tên giả là Phúc, nên đổi gọi là Long Phú”.

Vậy là Phúc biến thành Phú, tức thay hẳn cả chữ lẫn nghĩa. Còn Phúc biến thành Phước thì giữ nguyên chữ nghĩa, chỉ đổi âm, thực sự phổ biến kể từ năm Quý Mùi 1883 – thời điểm công tử Ưng Đăng lên ngôi vua, chọn niên hiệu Kiến Phúc.

Dù đây không phải là trọng húy được triều đình chuẩn định ban bố, song từ hoàng thân quốc thích đến quan quân lẫn thứ dân thảy đều gọi kiêng. Dòng họ Nguyễn Phúc được đọc trại ra Nguyễn Phước. Theo đó, Phúc – Lộc – Thọ biến thành Phước – Lộc – Thọ; may phúc thành may phước; phúc đức thành phước đức; diễm phúc thành diễm phước…

tranh-theu-chu-phuc-1536

Tranh thêu chữ phúc

Tuy nhiên, do không phải trọng húy mà chỉ là khinh huý, nên sự biến âm đã diễn ra chẳng triệt để. Vì thế cần lưu ý rằng trong Việt ngữ, chẳng phải bất kỳ trường hợp nào phước đều có thể thay thế hoàn toàn cho phúc. Ví dụ: hạnh phúc, phúc đáp, phúc âm, v.v. Tương tự trường hợp hoa đổi thành bông (do kiêng húy danh Tá Thiên Nhơn hoàng hậu Hồ Thị Hoa), nhiều khi phúc biến ra phước lại mang màu sắc có vẻ “thuần Việt” hơn. So sánh ân phúc với ơn phước ắt rõ điều này.

Khi có chữ Phúc kề bên cũng đồng nghĩa Phúc luôn cận kề, luôn bên bạn, và đó là điều mong ước của tất cả mọi người. Tranh thêu chữ Phúc thật sự là món quà quý, thể hiện được thiện tâm, tấm chân tình của người tặng.

Thư pháp chữ phúc được thêu cùng với hoa mẫu đơn

Thư pháp chữ phúc được thêu cùng với hoa mẫu đơn

Tranh chữ phúc ms 8477 được thêu tay hoàn toàn

Tranh chữ phúc ms 8477 được thêu tay hoàn toàn

Tranh chữ phúc đi kèm hoa sen được thêu tay hoàn toàn

Tranh chữ phúc đi kèm hoa sen được thêu tay hoàn toàn

» » »  VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN TRANH THÊU TAY HUẾ- HAVINA?

Xem thêm video về tranh thêu chữ Phúc :

Hotline : 0372 141 868 ( Điện thoại, SMS, Zalo, Viber)

Email : info@tranhtheutayhue.com

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://tranhtheutayhue.com/ là vi phạm bản quyền.

Tranh thêu tay Huế

About the Author

Leave a Comment:

(10) comments

Phạm Thế Ngọc Tháng Ba 21, 2015

Chào chị Ý!
Thật không ngờ chữ “Phúc” cũng có nhiều thăng trầm của nó ghê. Và nó đã mang về cho mọi người một ý nghĩa chung tượng chưng cho sự bình an và may mắn.

Cảm ơn chị, khi nào có dịp chúng em sẽ ghé qua cửa hàng của chị chơi.

Reply
ĐỖ HỮU NGHĨA Tháng Ba 21, 2015

chào bạn!
phúc là một điều ao ước mà có lẽ ai cũng ước mình có chính vì thế họ luôn thích treo những thư pháp mang dấu ấn của chữ này như là một cách dùng lực hấp dẫn vậy, chia sẻ bạn cũng rất thú vị”Đại ý của chữ phúc là may mắn, điều tốt lành, yên vui. Chữ Phúc cũng chỉ sự may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục vậy nên chúng ta thường hay treo nhiều chữ phúc trong nhà hoặc nơi làm việc để cầu phúc đức, may mắn”
chúc cho những chia sẻ của bạn trở thành những kiến thức hữu ích để mọi người tham khảo và ứng dụng
cảm ơn ơn bạn đã chia sẻ và chúc bạn luôn thành công trong công việc

Reply
Hoàng Minh Thắng Tháng Ba 21, 2015

Chào chị

Chũ phúc luôn là cái mà mọi người hướng đến trong cuộc sống nhiều nhất. Tôi luôn tin rằng những bức tranh có nội hàm và chúng sẽ mang đến những cảm giác hoặc xúc cảm như chính những gì bức tranh thể hiện. Khi bạn treo chứ Phúc có nghĩ là nhà mĩnh sẽ luôn hướng đến chứ hạnh phúc trong gia đinh. Có hạnh phúc là một mong ước không gì sánh bằng rồi. Tranh thêu tay chữ Phúc lại thể hiện rõ điều đó những tấm lòng của người thêu như được lột tả vào chữ phúc hiện sinh khí cả bức tranh thêm phầm.

Treo loại tranh này trong nhà. tôi tin chắc rằng may mắn hạnh phúc sẽ luôn đến cho gia đình bạn.

Reply
trần quang phúc Tháng Ba 21, 2015

Chào chị:
tranh thêu chữ phúc em nghĩ sẽ rất hợp với em, vì em cũng tên phúc hihi. nói vui là vậy thôi. thật sự tranh thêu của bên chị thêu rất tuyệt. e rất thích, vào một ngày không xa em sẽ mua tranh bên chị về treo. chúc chị thật nhiều sức khỏe nhé

Reply
Thanh cây cảnh Tháng Ba 22, 2015

Chào chị !
Chữ Phúc này nhiều mẫu quá ha chị.
Em thích nhất mẫu 15, nhìn đẹp quá.
Một bức tranh thuê như vậy thì mất bao lâu thì có hàng hả chị?

Reply
Nguyễn Thanh Phượng Tháng Ba 23, 2015

Chào chị Như Ý,

Tranh thêu chữ Phúc rất ý nghĩa, sắp tới chắc phải đặt thêm tranh ở chỗ chị rồi, nhìn ghiền quá 🙂
“Đại ý của chữ phúc là may mắn, điều tốt lành, yên vui. Chữ Phúc cũng chỉ sự may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục vậy nên chúng ta thường hay treo nhiều chữ phúc trong nhà hoặc nơi làm việc để cầu phúc đức, may mắn. ”

Chúc chị vui khoẻ,
Nguyễn Thanh Phượng

Reply
Nguyen Thi Cam Loan Tháng Ba 24, 2015

Chào bạn,
Cảm ơn bài chia se của bạn.

Vào dịp khai trương bạn thường thấy người ta tặng nhau tranh thêu chữ Phúc, vào dịp năm mới người ta cũng thường mua hay được tặng tranh thêu chữ Phúc, tân gia người ta cũng tặng nhau tranh thêu chữ Phúc… vô vàn dịp bạn thấy tranh thêu chữ Phúc hiện diện. Vậy bạn có thắc mắc rằng tại sao tranh thêu chữ Phúc được chọn nhiều vậy? Để hiểu được điều này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu chữ Phúc và ý nghĩa của nó nhé.

Trân trọng,

Reply
Bùi Văn Hùng Tháng Ba 24, 2015

Chào chị,
Chữ phúc thật nhiều ý nghĩa
“Đại ý của chữ phúc là may mắn, điều tốt lành, yên vui. Chữ Phúc cũng chỉ sự may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục vậy nên chúng ta thường hay treo nhiều chữ phúc trong nhà hoặc nơi làm việc để cầu phúc đức, may mắn.”
Chúc chị luôn KHOẺ và THÀNH CÔNG hơn trong cuộc sống.
Bùi Văn Hùng
http://www.TheGioiAnChay.com
http://www.buivanhung.com/

Reply
LÂM VĂN NHÂN TIẾN Tháng Ba 25, 2015

TRANH THÊU SẮC SẢO, ĐẬM HỒN VIỆT NAM

CHÚC HAI BẠN THÀNH CÔNG

Reply
Võ Thị Thu Thủy Tháng Tư 2, 2015

Chào bạn!
cảm ơn bạn đã chia sẻ rất hay và ý nghĩa. Chữ phúc thật ý nghĩa,không ai là không muốn có được nó.Thật vui khi mỗi chúng ta nhận được lời chúc hay những món quà xuất hiện chữ phúc.
Chúc bạn luôn HẠNH PHÚC nhé

Reply
Add Your Reply

Leave a Comment: