0372 141 868

DMCA.com Protection Status

Tranh thêu con hổ – Những điều bí ẩn về chúa tể sơn lâm

By Tranh Thêu Tay Huế | HOẠT ĐỘNG

Jan 01

Tranh thêu con hổ – Những điều bí ẩn về chúa tể sơn lâm

Tranh thêu con hổ thường rất độc đáo và ý nghĩa. Hình tượng con hổ hay Chúa Sơn Lâm đã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó với lịch sử của loài người từ xưa đến nay trong văn hóa đại chúng. Hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự oai linh, vẽ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển với cơ thể vằn vện thấp thoáng lượn sóng cũng tính hung hãn, thú tính của một động vật săn mồi hàng đầu và là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh cũng như toát lên vẽ đẹp hùng vĩ và sức mạnh.

tranh thêu con hổ

tranh thêu con hổ

Tranh thêu gia đình hổ

tranh thêu con hổ

Nghệ nhân tranh thêu tay Huế đang hoàn thành bức gia đình hổ

tranh thêu con hổ

Nghệ nhân tranh thêu tay Huế đang hoàn thành bức gia đình hổ


Ở các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ…hình ảnh con hổ đã đi sâu vào đời sống văn hóa, lịch sử, tâm linh…

Trong dân gian Việt Nam, hình ảnh con hổ phổ biến trong các kiến trúc đình, miếu. Dưới triều đình phong kiến, hình ảnh Hổ được biểu tượng cho sức mạnh quân sự, cho các vị võ tướng và thường được thêu trên áo các võ quan hàng tứ phẩm.

Ở một khía cạnh khác, người ta thường kể nhiều chuyện dân gian, sự đồi thổi, vẽ tranh, tạc tượng về con hổ rất nhiều và khiến cho nó trở thành những nhân vật trung tâm của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đại chúng.

 

Tranh thêu con hổ oai phong

Trong văn hóa Việt Nam tồn tại hai quan điểm song song về hổ, một quan điểm văn hóa đề cao và sùng kính sức mạnh, vẽ đẹp, tài trí của loài hổ đồng thời một quan điểm sợ và khinh gét, bài trừ loài mèo lớn này vì những nổi ám ảnh của loài hổ trong mối quan hệ với con người (câu chuyện trí khôn của ta đây, hổ thành tinh, yêu tinh hổ, phong trào săn giết hổ).

Nhưng nhìn chung thì quan điểm văn hóa thứ nhất luôn thắng thế. Người Việt Nam kính sợ hổ, gọi hổ bằng Ông Ba Mươi, ông cọp, ông hổ, ông khái, ngài, chúa tể sơn lâm, chúa sơn lâm, chúa tể rừng xanh, mãnh hổ rừng xanh, mãnh chúa sơn lâm, mãnh hổ.

Hình ảnh Hổ được đưa vào trong tranh rất nhiều,đặc biệt dưới bàn tay khéo léo của thợ thêu tay Huế đã “vẽ” nên những Ngài hổ vô cùng oai nghiêm, mạnh mẽ:

Treo tranh thêu con hổ trong nhà cũng có tác dụng trừ tà ma: “Hắc hổ trấn phù” (bùa cọp đen) như phong tục Việt nam ngày xưa thường làm để cho con nít dễ nuôi, khỏi bị ma quỉ bắt.

Trong nhà hắc hổ trấn phù
Sinh con sinh cái nuôi cho dễ dàng
( Trinh Thử)

Hổ, cũng như các loài như Rắn, Rồng… đều là những hình ảnh linh vật nên được thể hiện rất nhiều trên những bức tranh thêu tay Huế. Chính vì thế cùng với tranh công đồng, tứ phủ… tranh thêu con hổ cũng được dùng nhiều làm tranh thờ. 

Ý Nghĩa tranh thêu con hổ

Tranh thêu hổ biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực. Nếu gia chủ là quân nhân, cảnh sát, quan tòa hay làm việc về lĩnh vực thuế nên treo tranh con hổ.

Khi treo tranh hổ nên chọn treo những bức tranh hổ mà đầu của chúng phải hướng ra bên ngoài  hoặc đầu của chúng hướng ra bên ngoài cửa chính (tuyệt nhiên không được hướng vào bên trong).

»» Vì sao chọn tranh thêu tay Huế – Havina

Hotline: 0969 460 147 – 0946 354 357 (SMS, Zalo, Viber)

Email: info@tranhtheutayhue.com

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://tranhtheutayhue.com/ là vi phạm bản quyền.

Tranh thêu tay Huế

 

 

About the Author

Leave a Comment:

Leave a Comment: