Tranh thêu hoa mai cũng là dòng tranh khó thêu, nó đòi hỏi nhiều công phu ở người thợ thêu. Nên để có bức tranh thêu hoa mai đẹp đúng nghĩa thì tay nghề người thợ thêu cũng phải cứng và kinh nghiệm, nếu không sẽ không bao giờ thể hiện giống bông hoa mai thật
Treo tranh thêu hoa mai trong nhà không chỉ trang trí cho đẹp mà còn làm pháp khí phong thuỷ tốt cho nhà ở. Còn treo trong phòng khách thì giống như mùa xuân luôn ở trong căn nhà của bạn vậy. Tranh thêu hoa mai có thể là quà biếu, tặng cho nhiều dịp khác nhau như nhà mới, khai trương và hay nhất vẫn là dịp tết cổ truyền.
Tranh thêu hoa mai thực sự là món quà quý và ý nghĩa dành tặng cho cha mẹ, bạn bè, thầy cô, đối tác…Bởi vì tặng tranh thêu hoa mai ngày tết giống như sự tích mà chúng ta sắp nghe dưới đây, giúp may mắn về với ngôi nhà của bạn
Chuyện kể ngày xưa có một cô gái tên là Mai có tính tình nhân hậu, khảng khái và rất tinh thông võ thuật. Ngay từ khi còn nhỏ, cô đã theo phụ giúp cha mình diệt trừ yêu quái, cứu giúp xóm làng, danh tiếng truyền đi khắp nơi. Khi cô gái bước sang tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông thì yêu tinh lại một lần nữa xuất hiện.
Trước sự khẩn khoản của dân làng, hai cha con lại một lần nữa ra tay nghĩa hiệp. Trước khi lên đường, cô gái được mẹ may cho một bộ quần áo màu vàng rất đẹp, hứa hẹn ngày trở về sẽ mặc bộ đồ vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa.
Hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Người cha lúc này sức đã yếu nên Mai đã thay cha, đảm đương trách nhiệm chống chọi với yêu tinh. Cuối cùng cô gái cũng giết được nó, nhưng rủi thay, trước khi chết con yêu Rắn đó đã vùng dậy dùng đuôi quấn và siết chết cô gái.
Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái, Táo quân đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết).
Về sau khi cha mẹ và người thân đều đã qua đời, cô gái không về nhà nữa mà hóa thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô.
Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết, dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy và chiết nhánh mang về trồng để trừ tà đuổi ma quỷ, mang lại may mắn cho gia đình mỗi độ xuân về, Tết đến.
Cổ nhân cho rằng, mai vốn có tứ đức, khi mới kết nụ là nguyên, khi nở hoa là hạnh, kết quả là lợi, khi quả chín là trinh, tức là tứ đức “nguyên, hạnh, lợi, trinh”. Vận dụng trong nhân sự tức là “Nhân, nghĩa, lễ, trí”.
Hậu nhân còn có một cách lý giải khác: Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: Thứ nhất là vui vẻ, thứ hai là hạnh vận, thứ ba là trường thọ, thứ tư là hạnh thông, thứ năm là ân hòa. Đó cũng chính là ý nghĩa tượng trưng của loài hoa này
Hoa mai thường nở trước khi xuân đến, do đó khi nhìn thấy hoa maila nhìn thấy xuân đang về. Hoa mai có khả năng chịu lạnh tốt, khi gió xuân đến, cây mai khai hoa, báo tin cho nhân gian biết mùa xuân đã về.
Cây mai có thân thẳng tượng trưng cho sự bất khuất và ý chí kiên cường vì vậy trong lịch sử, cây mai còn luôn được xem là vật tượng trưng cho khí chất, phẩm cách cao thượng là liêm khiết của người quân tử.
Trong nghệ thuật tranh thêu tay truyền thống thì Mai được xuất hiện khá nhiều từ đứng một mình đến kết hợp với nhiều loài hoa và vật phong thủy khác để tạo ra nhiều điều tốt lành khác cho gia chủ treo nó.
Cây mai cùng với tùng, trúc được xem là “Tuế hàn tam hữu”. Mai, lan, cúc, trúc được gọi là “Tứ quân tử”, tượng trưng cho lý tưởng cao nhất của bậc văn nhân. Tranh thêu Mai Lan Cúc Trúc là một bức tranh kinh điển được rất nhiều người yêu thích và chọn dùng trang trí trong nhà.
Bức tranh thêu cảnh chim hỷ tước đậu trên cành mai và hót vang mang ý nghĩa “Hỷ báo tảo xuân” (Báo tin vui về mùa xuân).
Bức tranh thêu cây trúc, mai và hai con chim hỷ tước mang ý nghĩa “Trúc mai song hỷ”. Trong đó, cây trúc tượng trưng cho bậc trượng phu, cây mai được ví như thê tử.
Do vậy, bức tranh này thường dùng làm lễ vật để chúc phúc cho hôn nhân, là món quà dùng tặng đám cưới ý nghĩa.
Ngoài ra Hoa mai còn được được phối hợp với các loại cây, vật cát tường khác trong một bức tranh thêu sẽ mang ý nghĩa chiêu nạp điều phúc.
Với các bức tranh thêu hoa mai nên treo ở những vị trí cát lợi trong phòng khách hoặc trong thư phòng. Trong các bức tranh thêu nếu lấy cây mai làm chủ thì Ngũ hành thộc Mộc. Do vậy, những người có Ngũ hành thuộc Mộc hoặc phù hợp với Mộc thích hợp treo loại tranh này. Những người có Ngũ hành khắc Kỵ với Mộc không nên treo loại tranh này.
Do cây mai có Ngũ hành thuộc Mộc nên thích hợp treo ở các hướng chính Nam, chính Đông, Đông Nam. Đây là những phương vị tương sinh của Mộc. Không nên treo hướng Đông Bắc, Tây Nam, chính Bắc. Đó là những phương vị khắc kỵ với Mộc. Nếu treo ở hướng Tây Bắc hoặc chính Tây thì bình thường. Nếu bức tranh kết hợp giữa hoa mai và các loài chim thì nên lấy các loài chim là chủ thể cho bức tranh và dựa vào loài chim để xác định những điều nên và không nên.
Nếu đem bức hoa mai treo trên cung Đào hoa trong phòng ngủ tất càng thêm vượng cung Đào hoa, những người chưa kết hôn đang tìm bạn đời nên dùng tranh thêu hoa mai để mau chóng có được một nữa của mình.
Tuy nhiên những người đã kết hôn không nên treo tranh hoa mai ở cung Đào hoa của căn phòng, vì như thế sẽ thúc cung đào hoa sát phát triển có thể làm phương hại đến hôn nhân…
Điện thoại :0372 141 868 – 0974 183 143( Điện thoại, SMS, Zalo, Viber) Email : tranhtheutayhue@gmail.com
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://tranhtheutayhue.com/ là vi phạm bản quyền.
Tranh thêu hoa mai màu sắc tươi sáng, ngập tràn sức sống và năng lượng, nếu treo ở phòng khách sẽ làm cho căn nhà thêm bừng sáng và mang lại may mắn, Tết này nhất định tôi sẽ đặt 1 bức tranh thêu hoa mai treo ở phòng khách nhà mình!