0372 141 868

DMCA.com Protection Status

Tranh thêu Phật Quan Âm và câu chuyện ý nghĩa về Đức Phật

By Tranh Thêu Tay Huế | HOẠT ĐỘNG

Jan 01
Tranh-theu-truyen-thong-Phat-Quan-Am-4-treo-tai-phong-tho

Tranh thêu Phật Quan Âm và câu chuyện ý nghĩa về Đức Phật

Tranh thêu Phật Quan Âm – QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT –  Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền.

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT – Danh hiệu của tình thương bao la không bờ bến, bao la rộng khắp cõi hư không.

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT gắn liền với tim óc của nhân loại, của muôn loài chúng sanh.

Tranh thêu Phật Bà Quan Âm

Tranh thêu Phật Bà Quan Âm

Với QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT nơi nào có khổ đau, nơi nào có tai nạn! Nơi đó phát ra tiếng niệm QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT  và nơi đó có QUÁN-THẾ-ÂM. Nơi đó được giải trừ tất cả khổ đau và tai nạn!

Danh hiệu Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM trong nhân loại ai cũng đều biết đến, cũng đều niệm khi có tai nạn hiểm nguy và ách nạn khủng khiếp. Ngoại trừ hạng người sanh ra nơi biên địa, hoặc căn trí quá tối tăm, hoặc tín ngưỡng tà đạo, mê muội với thần quyền hữu danh mà vô thực. Hoặc là hạng người đã bán rẽ Mẹ Cha tôn thờ xác ma chết treo đầy quái gỡ làm cứu cánh.

Vì chính họ đã chối bỏ Quán-Âm thì Quán-Âm không giao cảm đến. Tuy nhiên hạng người đó biết hồi tâm trong khoảnh khắc thì Quán-thế-Âm vẫn thị hiện để hóa độ.

Với lòng tôn kính đến Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát, tranh thêu tay Huế cho ra đời bộ sưu tập tranh thêu tay truyền thống với kiểu thêu chân dung PHẬT QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.

SỰ TÍCH Quan Âm Thị Kính:

Một sự tích được phổ biến tại Việt Nam là Quan Âm Thị Kính, kể rằng ngài đã đầu thai và tu hành 9 kiếp. Trong kiếp thứ 10, ngài được đầu thai làm một con gái trong một gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly (ở bán đảo Triều Tiên ngày nay), và được đặt tên là Thị Kính.

Thị Kính được gả cho Thiện Sĩ của gia đình họ Sùng. Khi ở nhà chồng, Thị Kính giữ phận làm dâu, tôn kính phụng dưỡng bố mẹ chồng. Một hôm, khi Thiện Sĩ đang ngủ sau khi đọc sách, Thị Kính thấy ở cầm của chồng mình có mọc sợi râu.

Thị Kính đang may vá nên cằm một con dao nhíp trong tay và sẵn tiện cắt đứt sợi râu. Thiện Sĩ giật mình thức giấc, thấy vợ đang cầm dao gần cổ, tưởng rằng Thị Kính đang định giết mình nên la lên.

Sự tích Phật Bà Quan Âm

Sau khi Thị Kính kể lể đầu đuôi, cha mẹ chồng vẫn ngờ rằng Thị Kính có âm mưu giết chồng, bắt Thiện Sĩ phải bỏ vợ. Thị Kính phải trở về nhà cha mẹ mình, quyết định xuất gia đi tu. Bà cải trang thành một người nam giới, trốn nhà đến chùa xin đi tu, lấy pháp danh là Kính Tâm.


Tuy là gái giả trai, Kính Tâm có tướng mạo đẹp đẽ, cho nên có nhiều tín nữ ngưỡng mộ.

Thị Mầu, con của một trưởng giả giàu có, trêu ghẹo Kính Tâm, nhưng không được đáp lại. Thị Mầu lại có thai với người đầy tớ. Khi bị tra hỏi, Thị Mầu khai rằng Kính Tâm là cha của thai nhi. Kính Tâm tuy kêu oan nhưng không dám tiết lộ ra bí mật của mình. Sau đó, Kính Tâm phải tu ở ngoài cổng chùa để chùa không bị mang tiếng.

Tranh thêu phật bà quan âm

Thị Mầu sinh ra được một đứa con trai, đem đứa nhỏ đến chùa gửi cho Kính Tâm. Kính Tâm vì tính thương người, nhận đứa trẻ vào nuôi dưỡng. Khi đứa trẻ lên 3 tuổi thì Kính Tâm bị bệnh nặng. Biết mình sắp chết, Kính Tâm dặn dò đứa trẻ đưa thư cho sư cụ của chùa và cho ông bà họ Mãng.

Sau khi đọc rõ sự tình, sư cụ kêu người khám xét thi thể Kính Tâm, mới biết rằng Kính Tâm là gái giả trai. Thị Mầu xấu hổ, đành phải tự tử. Thiện Sĩ ăn năn, bèn đi tu, sau này biến thành một con chim.

Quan Âm Bồ Tát (Thị Kính sau khi chết) cũng cứu độ đứa con nuôi, con ruột của Thị Mầu, đem về Nam Hải, để làm người hầu.
Do đó, người ta họa hình Quan Thế Âm Bồ Tát đội mũ ni xanh, mặc áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, bên tay mặt có con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, bên dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay đứng hầu.

SỰ TÍCH Quan Âm Diệu Thiện:

Tùy tướng Quán Thế Âm – Thiên Thủ Thiên nhãn
Truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện được truyền miệng trong dân gian Việt Nam qua lối truyện thơ. Bài thơ viết theo thể lục bát nói về một vị công chúa đã xuất gia ở Việt Nam để độ hoá cho vua cha có nhiều tội ác. Sự tích này cũng có một dị bản lưu hành ở Trung Hoa.

Vị công chúa này, nguyên ở nước Hùng Lâm thuộc Ấn Độ, là người con gái thứ ba của một vị vua. Trước khi sinh công chúa Diệu Thiện thì nhà vua rất mong có hoàng tử nên đã cầu xin rất nhiều nhưng đứa con chào đời lại là một công chúa. Điều này đã làm cho nhà vua sinh lòng oán hận.

Khác hẳn hai người chị, nàng công chúa này lớn lên chỉ say mê kinh kệ và có lòng quy y Phật. Vì cự tuyệt việc lấy chồng nên cô bị giam hãm phía sau hoàng cung. Không thuyết phục được con mình hoàn tục, vua giả vờ cho phép con tu ở chùa Bạch Tước rồi ngầm ra lệnh cho các sư sãi phải tìm cách thuyết phục cho công chúa hoàn tục. Nếu không sẽ giết hết các sư sãi trong chùa. Nhưng mọi cách đều không lung lạc được ý quyết của công chúa.

Tranh thêu phật quan âm

Giận con, vua ra lệnh đốt chùa để giết cô công chúa nhưng trời bỗng có mưa dập tắt lửa. Chưa hết giận, vua bèn hạ lệnh xử chém, thì trời bỗng giông tố, tạo ra sét đánh văng búa của đao phủ thủ. Vua tức giận ra lệnh xử giảo công chúa nhưng ngay lúc đó xuất hiện một con cọp trắng xông ra cõng công chúa mang đến chùa Hương.
Diệu Thiện tu hành ở đó và cảm hoá được muông thú.

Trong khi đó, vua trong triều đột nhiên bị chứng bệnh hủi không chữa được, dần dần hai bàn tay bị rơi rụng và mắt trở nên mù. Công chúa tu đã đến kì đắc đạo trở về thăm phụ thân và đã hy sinh hai mắt cùng hai tay để cho cha. Sau đó công chúa nhập Niết Bàn và cứu độ cha mẹ và hai chị cùng thành Phật.

Trong truyện đã đề cao hai đặc tính của bồ tát, đó là nhân và hiếu. Với trí huệ và giới hạnh thì hiếu có thể độ giúp cứu thoát được cha mẹ mình, cùng như nhân có thể độ giúp nhiều người thoát vòng mê lầm trở về với trí huệ.

Quan Âm bồ tát cũng chính là Từ Hàng đạo nhân trong Phong thần diễn nghĩa Ở Việt Nam, Nguyên phi Ỷ Lan được nhân dân gọi là Quan âm nữ, được thờ ở Chùa Bà Tấm.

Tranh thêu tay Huế xin gửi đến quý khách một số mẫu tranh thêu tay truyền thống Phật Quan Âm treo trong phòng khách, phòng làm việc và phòng thờ: 

Tranh thêu tay Phật Quán Thế Âm Bồ Tát thích hợp treo phòng khách, phòng làm việc, phòng thờ, trong chùa…

Hãy đến với tranh thêu tay truyền thống Huế để cảm nhận đẳng cấp và khác biệt.

>> >> >>VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN TRANH THÊU TAY HUẾ- HAVINA?

Xem thêm về tranh thêu truyền thống Phật Quan Âm

Video về tranh thêu Phật Quan Âm

Điện thoại : 0372 141 868 – 0974 183 143 ( Điện thoại, SMS, Zalo, Viber)
Email        : tranhtheutayhue@gmail.com

 

Web : www.TranhTheuTayHue.com

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://tranhtheutayhue.com/ là vi phạm bản quyền.

Tranh thêu tay Huế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

About the Author

Leave a Comment:

Leave a Comment: