0372 141 868

DMCA.com Protection Status

TRANH THÊU PHÚC LỘC THỌ

By Tranh Thêu Tay Huế | HOẠT ĐỘNG

Jan 01

Tranh thêu Phúc Lộc Thọ

Theo xu hướng hiện đại, tranh thêu không chỉ có giá trị về trang trí mà còn có ý nghĩa rất lớn về phong thủy. Bộ tranh thêu phúc lộc thọ là một trong số những bức tranh thêu được ưa chuộng bởi sự tinh tế, sang trọng. Đặc biệt hơn hết chính là một pháp khí cực tốt cho gia chủ…Nhắc về  Phúc – Lộc – Thọ là chúng ta đang muốn nhắc đến những điều cơ bản trong cuộc sống hằng ngày: những điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc), tuổi thọ (Thọ).

tranh-theu-phuc-loc-tho-05

Tranh thêu giỏ hoa treo tại phòng khách nhà chị Trang ở Đồng Nai

Mỗi một điều tượng trưng cho một vị thần, ba vị này thường được gọi chung là ba ông Phúc – Lộc – Thọ và luôn gắn liền với nhau không thể tách rời hay thường gọi là Tam Tiên.
Phúc – Lộc – Thọ cũng chính là ba hạnh phúc lớn nhất của con người là gia đình hạnh phúc, con cháu đủ đầy, tấn tài tấn lộc, vinh hoa phú quý, sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi. 
Bộ tranh thêu PHÚC_LỘC_THỌ là bộ tranh gồm 3 bức. Tùy theo sở thích, phong cách của từng gia chủ mà có thể đơn giản hoặc cách điệu những mẫu tranh thêu bằng chữ thư pháp, kết hợp với hình ảnh hoa lá,  kết hợp bằng những câu thơ, câu chúc….

tranh-theu-phuc-loc-tho-04

Tranh thêu phúc lộc thọ treo tại phòng khách nhà chị Trang ở Đồng Nai

Tranh Thêu Bộ Phúc Lộc Thọ

Tranh Thêu Bộ Phúc Lộc Thọ

Tranh Thêu Chữ Thọ

Tranh Thêu Chữ Thọ

Lên mẫu tranh

Lên mẫu tranh

Ý nghĩa của chữ Phúc trong bộ tranh thêu phúc lộc thọ

“Phúc” là những điều lành, điều tốt. Đã là một con người chân chính, ai cũng mong gặp nhiều điềm lành, điều lành và luôn đón nhận được nhiều thuận lợi, phúc đức. Trong tiếng Hán, bên trái của chữ Phúc là bộ thị thể hiện ước mơ của con người; bên phải gồm 3 bộ chữ: Bộ miên chỉ một mái nhà, dưới là bộ khẩu nghĩa là miệng, dưới cùng là bộ điền.

Tranh Thêu Phúc Lộc Thọ

Tranh Thêu Phúc Lộc Thọ

Tranh thêu bộ Phúc-Lộc-Thọ

Tranh thêu bộ Phúc-Lộc-Thọ

Lên mẫu tranh thêu chữ Thọ

Lên mẫu tranh thêu chữ Thọ

Như vậy chữ Phúc là một ước mơ bình dị về một cuộc sống yên bình, mong sao cho gia đình có người, có nhà, nề nếp hiếu thuận, ấm êm; có sức khỏe làm ăn sinh sống. Đó là ước mơ ngàn đời của những con người lao động.

Ý nghĩa chữ LỘC trong bộ tranh thêu phúc lộc thọ

Thời xa xưa, nói về LỘC, người ta nghĩ ngay đến bổng lộc của Triều Đình. LỘC cũng có nghĩa là tài sản nảy nở, phát triển.

Còn ngày nay, LỘC biểu tượng cho một trong những hạnh phúc lớn nhất của đời người đó là tài lộc dồi dào. Lộc còn bao hàm ý nghĩa may mắn, phúc lành. Chính vì lẽ đó mà vào dịp đầu năm mới, chúng ta thường thấy rất nhiều người đi chùa hái lộc mang về nhà.

Tài Lộc cũng như chồi lộc non mùa xuân. Mùa xuân chồi lộc đua nhau xanh mơn mởn. Lộc non là thành quả của những ngày đông rét mướt trong kén lá.

Ý nghĩa chữ THỌ trong bộ tranh thêu phúc lộc thọ

Cuối cùng là chữ THỌ. Thọ là phúc đức mà mỗi người đều mong muốn. Thọ không phải chỉ là sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Một con người sống lâu trăm tuổi rất quý, nhưng người đó trường thọ cùng gia đình hạnh phúc, con cháu đầy đàn, phú quý đề huề còn quý giá hơn.

Giống như thế giới loài cây, một loài cây sống lâu năm thường là loài cây quý, nhưng loài cây ấy đếu đơm hoa, kết trái hoặc đem lại lợi ích từ sự lâu năm của mình còn đáng quý và được trọng vọng hơn.

Kỉ thuật thêu tranh thêu phúc lộc thọ

Bộ tranh thêu phúc lộc thọ không chỉ được được tạo nên bằng kỹ thuật tinh xảo mà còn có sự khéo léo, tỉ mỉ của bàn tay người nghệ nhân, để thổi lồng vào từng bức tranh là nhiều ý nghĩa có giá trị trong cuộc sống.

Ngoài việc sử dụng bộ tranh thêu này để trang trí trong gia đình, bạn cũng có thể làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác, cấp trên….vào những dịp đầu năm cũng rất tinh tế và đặc biệt…

Hotline : 0969 460 147 – 0946 354 357 ( Điện thoại, SMS, Zalo, Viber)

Email : info@tranhtheutayhue.com

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://tranhtheutayhue.com/ là vi phạm bản quyền.

Tranh thêu tay Huế

About the Author

Leave a Comment:

Leave a Comment: