0372 141 868

DMCA.com Protection Status

Tranh thêu tứ quý món quà tặng ý nghĩa cho người thân

By Tranh Thêu Tay Huế | HOẠT ĐỘNG

Jan 01
tranh-theu-tu-quy-2613

Tranh thêu tứ quý món quà tặng ý nghĩa cho người thân yêu

Tranh thêu tứ quý thuộc bộ tranh thêu tay truyền thống tứ bình (gồm có bốn bức) thể hiện cảnh sắc bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông. Người ta treo tranh thêu tay truyền thống Tứ Quý không chỉ để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa để cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.

Mỗi một mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng cho mùa đó.
Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào… Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu… Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung… Mùa đông: cây trúc ( cây tre ), cây thông (tùng)… Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Khi thêu loài hoa ấy phải đi cùng với loài chim ấy mới là hợp quy tắc, mới đúng luật.

Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim Khổng Tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…Nên trong bộ tranh thêu tay truyền thống Tứ Quý cũng áp dụng nguyên tắc này để tạo thành những bộ Tứ Quý mai lan cúc trúc, Tứ Quý đào cúc trúc lan, Tứ Quý tùng cúc trúc mai, Tứ Quý thông cúc trúc mai…

Trong bài thơ Cổ thi vịnh Bốn mùa đã miêu tả thật sinh động cảnh sắc bốn mùa như sau :

“Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch,
Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ,
Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc,
Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi.
Bài cổ thi này, được người ta dịch nghĩa nôm na là:
Mùa xuân, hoa mai phô nhụy trong trắng,
Mùa hạ, hoa hồng khoe sắc thắm tươi,
Mùa thu, hoa cúc tỏa hương thơm ngát,
Mùa đông, ngàn cành tùng tuyết phủ như ngọc.”

Như vậy ,bộ Tứ Quý được xem là biểu trưng của bốn mùa, nó được hình thành ở những cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa (có 4 mùa xuân hạ thu đông rỏ rệt trong năm). Về sau này, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật bộ Tứ Quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nằm cận kề các khu vực văn hoá thuộc vùng khí hậu nói trên.

Cho tới nay, bộ Tứ Quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ. Ở những cộng đồng này, tranh thêu tay tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng của văn hoá truyền thống.


Tranh thêu tứ quý dòng tranh đươc ưa chuộng

Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của bộ Tứ Quý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất.

Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa.

Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…

Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ  quý là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ quý còn được hình tượng hoá thành cụm biểu txượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc.

Tranh thêu tứ quý xuất hiện từ thời xưa

Trong một trò chơi dân gian khá thịnh hành trước đây (bài Tam cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn.

Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tranh thêy tay truyền thống Tứ Quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tranh thêy tay truyền thống Tứ Quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.

Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng tranh thêu Tứ Quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung.

Ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số…

Tranh thêu tứ quý

Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy tranh thêy tay  Tứ Quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tranh thêy tay  Tứ Quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.

Ngày nay, tranh thêu tay truyền thống Tứ Quý còn được cách tân thành nhiều biến thể như: tranh thêu bộ tứ Long Lân Quy Phụng, tranh thêu bộ tứ hoa sen bốn mùa.

 

         >> >> >>VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN TRANH THÊU TAY HUẾ- HAVINA?

» » »  Ý nghĩa bộ tranh tứ quý – món quà tặng đẳng cấp sang trọng dành cho gia đình, người thân

Xem thêm video về cảm nhận của chú Hoàng:

Điện thoại : 0372 141 868 – 0974 183 143 ( Điện thoại, SMS, Zalo, Viber)
Email        : tranhtheutayhue@gmail.com

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://tranhtheutayhue.com/ là vi phạm bản quyền.

Tranh thêu tay Huế

About the Author

Leave a Comment:

(15) comments

Trần Quảng Minh Tháng Mười 2, 2014

Chào chị Ý!
Em rất thích bộ TRANH TỨ QUÝ 4 loại hoa truyền thống của chị nhìn rất nghệ thuật, và chắc chắn rằng nó là một món QUÀ TẶNG Ý NGHĨA CHO NGƯỜI THÂN.
Em rất chia sẻ quan niệm của chị về bộ tranh tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam.Ở những cộng đồng này, tranh thêu tay tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng của văn hoá truyền thống.
Chị đang là người mang sứ mệnh giữ gìn những tinh hoa văn hóa của dân tộc qua từng bức tranh. Thật tuyệt vời!
Chúc chị xinh đẹp, sức khỏe và thành công!

Reply
NGUYỄN VĂN LIÊM Tháng Mười 3, 2014

Chào bạn NHƯ Ý !

Cám ơn bài chia sẽ của bạn đã giải tỏa được thắc mắc của mình bấy lâu nay,tại sao người ta hay treo tranh 4 tấm.

Mỗi một mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng cho mùa đó.
Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào… Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu… Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung… Mùa đông: cây trúc ( cây tre ), cây thông (tùng)… Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Khi thêu loài hoa ấy phải đi cùng với loài chim ấy mới là hợp quy tắc, mới đúng luật.

Chúc cho công việc kinh doanh của bạn luôn thành công và phát triển nhé !

Reply
NGUYỄN VĂN LIÊM Tháng Mười 3, 2014

Chào bạn NHƯ Ý !
Cám ơn bài chia sẽ của bạn đã giải tỏa được thắc mắc của mình bấy lâu nay,tại sao người ta hay treo tranh 4 tấm.
Mỗi một mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng cho mùa đó.
Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào… Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu… Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung… Mùa đông: cây trúc ( cây tre ), cây thông (tùng)… Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Khi thêu loài hoa ấy phải đi cùng với loài chim ấy mới là hợp quy tắc, mới đúng luật.
Chúc cho công việc kinh doanh của bạn luôn thành công và phát triển nhé !

Reply
Nguyễn Thanh Phượng Tháng Mười 3, 2014

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết. Trước giờ mình cứ nghĩ trang trí tranh tứ quý chỉ để làm đẹp, thì ra còn có ý nghĩa cầu mong may mắn nữa.

“Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng tranh thêu Tứ Quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung.”

Chúc bạn sức khoẻ và thành công,

Reply
Bùi Văn Hùng Tháng Mười 4, 2014

Chào bạn,
Mình nghe nhiều về tranh Tứ quý.Nay đọc bài chia sẻ của bạn làm mình hiêu thêm ý nghĩa của nó
Cảm ơn về bài chia sẻ

Chúc bạn luôn KHOẺ và THÀNH CÔNG trong cuộc sống

Reply
Đức Văn Tháng Mười 5, 2014

Chào bạn Như Ý

Bộ Tranh thêu tứ quý của bạn thật tuyệt vời,

Mỗi một mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng cho mùa đó.
Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào… Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu… Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung… Mùa đông: cây trúc ( cây tre ), cây thông (tùng)… Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Khi thêu loài hoa ấy phải đi cùng với loài chim ấy mới là hợp quy tắc, mới đúng luật.

Chúc bạn luôn thành công

Reply
Nguyễn Chí Thanh Tháng Mười 5, 2014

hi chị!
e rất thích Bộ tranh thêu tay truyền thống Tứ Quý, nhìn rất là đẹp mắt và sang trọng, không chỉ để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc và những yếu tố phong thủy trong đó.
Tranh thêu tay Huế quả là quà tặng hấp dẫn và ý nghĩa cho mọi người.
chúc Tranh thêu tay Huế thành công.

Reply
Miss Ngân Tháng Mười 6, 2014

Chị Ý ơi, mình cực thích mẫu tứ quý hoa sen bốn mùa.
Chị có thể gửi thêm mẫu và báo giá qua mail cho mình được không?
Cám ơn chị rất nhiều.

Reply
Phạm Cao Thắng Tháng Mười 8, 2014

Chào bạn,
Các bộ tranh của bạn rất đẹp. Tôi không hiểu gì về tranh nhưng đọc bài viết này tôi cảm thấy thì ra người chơi tranh phải rất sâu săc mơi có thể cảm nhận đươc ý nghĩa của tranh.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ

Cao Thắng

Reply
Phuong Tháng Mười 17, 2014

Chào chị,

Chị có thể gửi báo giá mẫu tranh thêu tứ quý qua mail cho mình được ko?

Cảm ơn chị.

Reply
nga Tháng Mười Một 1, 2014

chị làm ơn cho tôi biết bộ tranh tứ quý htttq01 kích thước có khung ko khung thêu tay tren vải lụa giá tiền là bao nhiêu

Reply
hồ thanh mai Tháng Mười Một 10, 2014

tranh thêu tay đẹp quá bạn ơi.bài viết thật ý nghĩa nữa.

Reply
Add Your Reply

Leave a Comment: